Hotline bán hàng 24/7: 0975 86 85 99

HÀ NỘI: 0243 68 78 666

HỒ CHÍ MINH: 028.38130866

Kinh nghiệm mua máy chiếu cho hội thảo, hội nghị, dự án

Máy chiếu sử dụng công nghệ LCD và DLP

Có những khác biệt khá cơ bản giữa máy chiếu sử dụng công nghệ LCD  (liquid crystal display – màn hình tinh thể lỏng) và DLP, mỗi loại đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Cụ thể với bóng đèn có cùng công suất thì LCD trình chiếu hình ảnh sáng hơn, sắc nét hơn, khoảng dịch chuyển thấu kính rộng hơn (đến 2x). Nhược điểm của máy chiếu LCD thường thể hiện khi chiếu phim là lộ điểm ảnh, màu đen không thật và hình ảnh chuyển động nhanh sẽ bị nhòe.

Máy chiếu công nghệ DLP cho cảm giác hình mịn hơn, độ tương phản cao,không lộ điểm ảnh,không bị hiện tượng lệch hội tụ và khá gọn nhẹ. Nhưng chúng cũng có khiếm khuyết là có những máy bị xuất hiện hiệu ứng cầu vồng hay hiệu ứng hào quang (vệt xám xung quanh rìa hình ảnh). Tuy nhiên, ngày nay, với nỗ lực không ngừng cải tiến công nghệ của các hãng sản xuất, ranh giới giữa LCD và DLP ngày càng khó phân biệt, cả về bộ thông số và chất lượng hiển thị.

Độ sáng

Thường được quan tâm nhiều nhất bởi chỉ số này càng cao thì chất lượng hình ảnh càng độc lập với ánh sáng bên ngoài. Đây cũng là căn cứ thể hiện sự khác biệt giữa 2 dòng máy chiếu gia đình và văn phòng.

Độ sáng của máy chiếu thường tính bằng ANSI Lumen. Môi trường trình chiếu là yếu tố chính quyết định giá trị của thông số này. Đối với máy chiếu phim tại gia độ sáng máy chiếu cần trung bình 2,100 ANSI Lumen nhưng với môi trường ánh sáng hỗn hợp của hội thảo, hội nghị thì máy chiếu cần đạt độ sáng tối thiểu 3,100 ANSI Lumen.

Độ tương phản và Độ phân giải

Độ tương phản càng cao, màu sắc càng sống động, trung thực. Màn LCD hiện nay có độ tương phản phổ biến ở mức 500 – 700:1, trong khi máy chiếu thông thường có độ tương phản từ 1.700 – 2.200:1. Những biểu đồ, đồ thị trong các buổi thuyết trình tại văn phòng không đòi hỏi quá khắt khe về yếu tố này, nhưng đây lại là điểm làm nên sức hút cho những bộ phim DVD.

Mỗi máy chiếu có thể tương thích với nhiều độ phân giải, chế độ SVGA (800 x 600 pixel) thích hợp với những phòng rộng và tối vì điểm ảnh khá lớn. Các định dạng WXGA-H (1.280 x 720) và XGA (1.024 x 720 pixel) cho màn hình tỷ lệ 4:3 là những độ phân giải được khuyến nghị người dùng nên chọn vì hứa hẹn tiếp nhận tốt các thước video độ nét cao, HDTV. Còn nếu bạn chỉ cần xem phim với đĩa DVD và không quan tâm đến các nguồn HDTV của tương lai, các máy chiếu có độ phân giải WVGA (854 x 480) là những phương án phù hợp.

Chỉ số bù góc vuông

Đây là chỉ số khá quan trọng nhưng thường ít được người mua để ý. Đây là khả năng định hướng luồng sáng của máy chiếu ánh sáng vuông góc với màn ảnh, cho hình ảnh vuông vắn và trung thực. Số góc có thể bù càng lớn, khả năng bố trí máy càng linh hoạt.

Các cổng kết nối

Kết nối và độ tương thích là hai nhân tố quyết định đến độ trong trẻo, sắc nét của hình ảnh. Các máy chiếu phim gia đình thường được thiết kế với nhiều cổng video, vi chip xử lý hình ảnh cho từng cổng và nhiều tính năng khác.

Khi mua máy chiếu phim, người dùng nên chọn máy có ít nhất một cổng component video. Đôi khi, cổng component video trông khá giống cổng composite video, nhưng cổng này thường được nhận biết bằng ba cổng liền nhau với ba màu cơ bản để phân biệt. Bạn cũng có thể nhận một tín hiệu component qua đầu vào VGA.

Gần như tất cả các máy chiếu đều có ít nhất một cổng composite và S-video. Cáp S-video khác cáp composite là nó tách tín hiệu ra làm hai thành phần độ chói và màu sắc. Do đó, có thể coi S-video là loại hình cải tiến của composite video. Tuy nhiên, composite lại là loại cổng tiện dụng nên vẫn được duy trì trong các máy chiếu hiện nay.

DVI và HDMI là hai loại cổng mới nhất dành cho kết nối các nguồn độ nét cao (HD - High Definition). Cả hai cùng giúp thể hiện trung thực các tín hiệu độ nét cao nhưng có vài điểm sai khác. HDMI nhỏ hơn và cho phép truyền dẫn cả tín hiệu tiếng - audio. Đây là những lựa chọn cần thiết để truyền tải các nội dung video tiên tiến của tương lai, nên ngày càng nhiều hãng sản xuất máy chiếu, đầu DVD và bộ thu HDTV trang bị.

Một số điểm lưu ý khác

Máy chiếu là một thiết bị hiển thị có một độ phân giải cố định, thường được gọi là độ phân giải tự nhiên và hầu hết nhìn vào độ phân giải này ta biết được máy chiếu này thuộc tỷ lệ cạnh truyền thống 4:3, 5:4 hay màn ảnh rộng 16:9.

Tỷ lệ 16:9 chủ yếu được thiết kế dành cho các dàn home theater. Đó là vì hai ứng dụng trình chiếu của chúng chủ yếu là DVD và HDTV có định dạng màn ảnh rộng. Các fan của môn nghệ thuật thứ bảy sẽ chuộng tỷ lệ 16:9 vì nó gần với định dạng Film gốc 35 mm hơn. Các máy chiếu tỷ lệ 4:3 vẫn có thể hiển thị các tín hiệu 16:9 và đây chính là sự lựa chọn tốt nhất cho thiết bị trình chiếu tại các sự kiện, hội thảo, hội nghị về giáo dục.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Youtube